Life

Cách tránh các website lừa đảo về tình nguyện và du lịch

Du  lịch bụi vòng quanh thế giới đã trở thành xu thế và ước mơ của rất nhiều bạn trẻ trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều người trong đó có mình và rất nhiều người bạn của mình muốn “trốn thoát” công việc, cuộc sống quẩn quanh để du lịch đâu đó hàng tháng, hàng năm. Với kinh phí có hạn thì việc kiếm công việc tình nguyện hoặc việc làm thêm trên đường đi là một trong những điều kiện lý tưởng để duy trì hành trình cũng như có thêm trải nghiệm thực sự. Nhu cầu cao đã tạo điều kiện cho một số cá nhân/tổ chức lợi dụng việc này để kiếm chác từ những người chưa hoặc không tìm hiểu kỹ thông tin.

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân để đề cập vài bước cơ bản để tránh việc bị lừa

  1. Trả phí hay không trả phí đăng kí?

Các chương trình tình nguyện, việc làm muốn apply sẽ KHÔNG mất phí đăng kí. Một số tổ chức có thu phí nhưng là phí cho quá trình ăn ở (food & lodging), góp tiền từ thiện, gây quỹ. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ việc này vì thực tế vẫn còn nhiều dự án “volunteer for free” ví dụ như tổ chức All Hands and Hearts,….

Dưới đây là một ví dụ về một website scam

Một người bạn của mình gửi cho mình một đường link về cơ hội du lịch và tình nguyện vòng quanh thế giới 1 năm, chỉ có 11 người may mắn được lựa chọn, được trả lương 2500€/ tháng (tương đương 66 triệu/tháng), mức lương phải nói là siêu hấp dẫn cực kỳ hấp dẫn, lại còn được nghỉ phép 1 lần trên năm để về thăm nhà. Bài viết này được chia sẻ từ một website thông tin, việc làm, du lịch khá nổi với các bạn trẻ.

Ngay sau khi xem xong thông tin mình đã phải thốt lên “ bà mẹ, ngu gì mà không apply”. Khi click vào nút apply hiện thì website này yêu cầu phải thanh toán phí mới cho đăng ký. Phí đăng ký được đề cập là 9€ (khoảng 240.000đ) trong đó 2.5€ dành ủng hộ cho phi chính phủ (NGOs)

  1. Tìm hiểu kỹ thông tin trên website của tổ chức, facebook, youtube về thời gian, mức độ tin cậy

Lấy ví dụ về World Life Experience bên trên

  • Website: khá công phu nhưng rất mới, có hình ảnh về người thật, về bài viết của những người tham dự chương trình năm ngoái, có cả hình ảnh các tổ chức NGO hợp tác cùng
  • Facebook, Instagram được update khá thường xuyên và lượng view cũng tương đối khủng nhưng nhìn vào thì được update khá là mới và gần nhau, không phải là upload trên đường đi, bị khoá comment
  1. Để chắc chắn thêm thì search thêm chữ “scam” vào sau tên tổ chức mình muốn tìm hiểu

Ví dụ tổ chức All Hands and Heart mình từng tham gia khi mình search thử thì hoàn toàn không có kết quả nào liên quan đến chữ scam

Còn World Life Experience thì cho khoảng 211.000.000 kết quả (0,24 giây)

Click thử vào một vài tìm kiếm để đọc thì quả thật đây đúng là scam vì có những trường hợp người thật, việc thật bị dính bẫy. Thậm chí 1 website scamadviser cũng khuyến cáo người dùng phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký, đặt đơn hàng…..

Khi click vào tổ chức phi chính phủ đề cập trên website thì tổ chức đó không hề tồn tại hoặc hoàn toàn là tiếng Tây Ban Nha hoặc không có sự hợp tác với tổ chức này

Túm lại là tìm hiểu thông tin có thể mất thời gian một chút nhưng bù lại bạn sẽ không bị tốn tiền vô ích và tiếp tay cho mấy đứa lừa đảo. Chúc các bạn sáng suốt khi tìm cơ hội du lịch và tình nguyện!

 

Comments

comments

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *